header

Giới thiệu về Nghiệp vụ mua bán, sáp nhập

 

  • Với kinh nghiệm làm việc với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, NVS đã trở thành cầu nối uy tín giúp khách hàng tìm được đối tác kinh doanh phù hợp. Cùng với đó, Chúng tôi cung cấp cho khách hàng dịch vụ tư vấn M&A trọn gói, cùng các giải pháp toàn diện và dịch vụ hỗ trợ đồng bộ.

 

 

Kinh nghiệm của NVS trong lĩnh vực mua bán, sáp nhập

 

  • Khi tư vấn cho bên mua, NVS không chỉ giới thiệu các cơ hội đầu tư mà còn giúp khách hàng phân tích và có cái nhìn sâu sắc về ngành nghề kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh, các rủi ro có thể phát sinh cho thương vụ đầu tư. NVS giúp bên mua xây dựng chiến lược đầu tư và thoái vốn phù hợp với tỷ suất lợi nhuận khách hàng mong muốn đạt được.
  • Khi tư vấn cho bên bán, NVS không chỉ giới thiệu các nhà đầu tư tiềm năng mà còn đồng hành cùng khách hàng trong việc xác định giá trị doanh nghiệp, từ đó đưa ra gói tư vấn toàn diện bao gồm: tư vấn tái cơ cấu tài chính, thẩm định doanh nghiệp, lập kế hoạch phát triển doanh nghiệp, xây dựng chiến lược giá và chiến lược thương lượng, hỗ trợ trong việc đàm phán và lựa chọn nhà đầu tư.

 

Câu hỏi thường gặp

Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (được gọi tắt với cái tên M&A, tên đầy đủ là Mergers and Acquisitions) là việc sáp nhập và mua bán các doanh nghiệp trên thị trường thông qua các hình thức giao dịch vốn và tài chính.

Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp là một chiến lược kinh doanh cực tích cực cho cả bên mua và bên bán. So với việc thành lập công ty con để mở rộng quy mô, sát nhập doanh nghiệp phù hợp giúp giảm thiểu các chi phí và thời gian. Bên cạnh đó, M&A mang lại lợi ích cho cả bên mua và bên bán như sau:

  • Bên mua không cần tốn chi phí tìm kiếm dự án và làm thủ tục hành chính, đồng thời tận dụng thị trường tiêu thụ và nhân lực trong địa phương khi thực hiện M&A.
  • Đối với bên bán, khi sát nhập với một doanh nghiệp cùng cấp hoặc lớn hơn, giá trị và danh tiếng đều sẽ tăng. Những công ty mới thành lập cũng vậy, cho đến khi họ đứng trên vai người khổng lồ nào đó và trở nên nổi tiếng.
  • Đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ hoặc đang gặp khó khăn, M&A là cơ hội để xoay chuyển tình thế và thoát khỏi bờ vực phá sản. Tuy nhiên, để thực hiện được quá trình này, mỗi công ty mục tiêu và nhà đầu tư đều cần đánh giá, kiểm tra và rà soát rất kỹ càng trên nhiều tiêu chí để có được kết quả tốt nhất!

  • Để giúp công ty đạt được mức giá cổ phiếu tối ưu, phản ánh được giá trị nền tảng của một công ty.
  • Truyền tải thông tin công ty tới nhà đầu tư và truyền tải thông tin nhà đầu tư tới công ty.
  • Cung cấp thông tin tài chính cho nhà đầu tư (cả nhỏ lẻ và tổ chức) kịp lúc và chính xác.
  • Cung cấp dữ liệu phi tài chính để hỗ trợ định giá công ty.
  • Quan sát quy định của Ủy ban chứng khoán và sở giao dịch chứng khoán.
  • Trình bày những phản hồi của nhà đầu tư tới ban quản lý công ty.
  • Xây dựng thị trường vốn dễ tiếp nhận các nguồn tài trợ trong tương lai với các điều khoản thuận lợi.

Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành (“TCPH”).

Xem thêm câu hỏi