header

Tổng quan về giao dịch trái phiếu

 

  • Trái phiếu là gì:
    • Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ nợ của tổ chức phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu. Khi mua một trái phiếu, nhà đầu tư cho tổ chức phát hành vay một mức vốn (tương ứng với mệnh giá của trái phiếu) và nhận được khoản lãi định kỳ theo tỷ lệ lãi suất nhất định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.
    • Người phát hành trái phiếu có thể là doanh nghiệp (trái phiếu doanh nghiệp) hoặc tổ chức chính quyền như: Chính phủ (công trái hay trái phiếu chính phủ), kho bạc Nhà nước (trái phiếu kho bạc).
    • Trái phiếu có xác định khoảng thời gian cụ thể và công ty phát hành trái phiếu phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn.

  • Một số thuật ngữ liên quan đến trái phiếu:
    • Trái chủ: là người sở hữu trái phiếu (người cho tổ chức phát hành trái phiếu vay tiền).
    • Mệnh giá trái phiếu: là giá trị được ghi trên trái phiếu (tương ứng với số vốn gốc).
    • Giá trái phiếu: là mức giá giao dịch, mua và bán trái phiếu trên thị trường vào một thời điểm xác định.
    • Ngày đáo hạn: là ngày mà tổ chức phát hành phải mua lại trái phiếu.
    • Kỳ hạn trái phiếu: là thời gian được tính từ lúc trái phiếu được phát hành cho đến khi đáo hạn.
    • Lãi suất trái phiếu: là loại lãi suất của tổ chức phát hành cam kết hoàn trả cho nhà đầu tư. Lãi suất trái phiếu có thể là thả nổi hoặc cố định, được trả theo kỳ hạn theo quy định rõ ràng trong bản cáo bạch trái phiếu.
  • Các loại trái phiếu:
    • Trái phiếu niêm yết:  là các trái phiếu được đăng ký, lưu ký tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) và được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán tập trung như HOSE hoặc HNX. Các giao dịch trái phiếu sẽ tuân theo quy định của Sở GDCK niêm yết.
    • Trái phiếu OTC: là các trái phiếu được giao dịch trên thị trường phi tập trung và việc giao dịch trái phiếu được tiến hành dựa trên thỏa thuận giữa các nhà đầu tư với nhau.

 

Cách thức giao dịch

 

 

Biểu phí

 

  • Bảng giá dịch vụ chứng khoán tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Navibank (áp dụng từ ngày 01/12/2023)

Xem chi tiết tại đây.

 

Câu hỏi thường gặp

Để có thể giao dịch mua bán trái phiếu tại NVS, khách hàng cần có tài khoản giao dịch chứng khoán mở tại NVS và đăng ký giao dịch trái phiếu.

– Khách hàng chưa có tài khoản giao dịch chứng khoán mở tại NVS tham khảo hướng dẫn mở tài khoản TẠI ĐÂY. Tài khoản của khách hàng có thể được giao dịch TPRL sau 01 ngày kể từ ngày được VSDC chấp nhận, hoặc theo quy định từng thời kỳ của cơ quan quản lý.

– Khách hàng đã có tài khoản giao dịch chứng khoán mở tại NVS vui lòng liên hệ nhân viên phòng Nghiệp vụ để được hỗ trợ đặt lệnh mua bán trái phiếu.

Khách hàng có nhu cầu mua trái phiếu phải đủ điều kiện là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại thời điểm mua theo quy định của pháp luật.

– Đối với trái phiếu lưu ký tại NVS, khách hàng không cần mở tài khoản, có thể giao dịch trực tiếp, liên hệ nhân viên phòng Nghiệp vụ để được hỗ trợ mua trái phiếu.

– Khách hàng có nhu cầu bán/chuyển nhượng trái phiếu cần chủ động tìm bên mua lại đối ứng, sau đó làm thủ tục chuyển nhượng trái phiếu tại NVS.

– Khách hàng muốn mua trái phiếu phát hành sau ngày 01/01/2021 cần đáp ứng điều kiện là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại thời điểm mua theo quy định của pháp luật.

Khách hàng đã sở hữu trái phiếu, muốn lưu ký trên VSD thông qua NVS, cần có tài khoản giao dịch chứng khoán mở tại NVS, và phải đến trụ sở NVS để làm thủ tục. Hồ sơ khách hàng cần mang theo gồm:

– Giấy chứng nhận sở hữu trái phiếu: bản gốc

– CMND/CCCD: bản gốc

Tổ chức phát hành là bên thanh toán tiền gốc lãi trái phiếu thông qua Đại lý thanh toán. Trường hợp NVS đồng thời là Đại lý thanh toán trái phiếu, sau khi nhận tiền từ Tổ chức phát hành, NVS sẽ phân bổ tiền cho các trái chủ theo đúng tỷ lệ sở hữu và theo quy định tại Các điều kiện và điều khoản trái phiếu.

Tiền gốc lãi trái phiếu sẽ được chuyển khoản vào tài khoản khách hàng đã đăng ký tại NVS khi thực hiện giao dịch mua bán trái phiếu.

1. Trái phiếu chuyển đổi

Là loại trái phiếu do CTCP phát hành, có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của chính TCPH theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu.

2. Trái phiếu có bảo đảm

Là loại trái phiếu được bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần lãi, gốc khi đến hạn bằng tài sản của TCPH hoặc tài sản của bên thứ ba theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm; hoặc được bảo lãnh thanh toán theo quy định của pháp luật.

3. Trái phiếu kèm chứng quyền

Trái phiếu được CTCP phát hành kèm theo chứng quyền, cho phép người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông của TCPH theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu.

4. Trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền hoặc không có tài sản đảm bảo

Là trái phiếu được phát hành không thuộc các trường hợp nêu trên.

5. Trái phiếu doanh nghiệp xanh

Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành để đầu tư cho dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, dự án mang lại lợi ích về môi trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường.

Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành (“TCPH”).

Xem thêm câu hỏi